Lưu ý: Bạn hãy đăng ký thông báo đẩy (push notification). Để không bỏ lỡ thông báo ngon từ Clickweb.vn.
Khi viết nội dung, bạn sẽ chủ yếu dùng từ khoá chính. Nhưng để tránh lặp lại quá nhiều, gây nhàm chán cho người đọc, bạn có thể dùng các từ khoá phụ. Chẳng hạn như với từ khoá chính là "cách viết content chuẩn SEO", bạn có thể viết thêm nhiều từ khóa phụ khác như:
* “Học viết content chuẩn seo
* Bài viết content chuẩn seo”
Có lẽ câu hỏi lớn của bạn là làm sao để phân tích được từ khoá chính và từ khoá phụ. Ngoài việc phân tích thủ công, bạn có thể dùng một số trang web sau, tham khảo nhé!
Sườn bài viết sẽ trả lời được những thắc mắc lớn nhất của người đọc. Bạn có thể dựa vào keyword chính và phụ để lên outline luôn. Chẳng hạn như có một đề tài là "nghiên cứu đối thủ cạnh tranh" thì sẽ có các keyword phụ.
Và chúng ta có thể lên outline như sau:
* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì?
* Phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
* Công cụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là gì?
Về độ dài, bài viết nên từ 1500 từ nhưng nội dung phải giàu chứ không phải viết lan man để đủ số từ. Hoặc nếu ngắn hơn thì nên có biểu đồ, số liệu để người đọc dừng lại lâu trên trang. Nếu bài của bạn có tham khảo các nguồn khác, thì phải biết cách “xào nấu" và check đạo văn.
Một số bạn khi mới viết sẽ thường viết lại theo kiểu “word-by-word", phương pháp này cũng khá tốt, nhưng bạn có thể tham khảo những cách sau:
* “Lột” ra nội dung chính và dựa trên đó để triển khai lại bài viết
* Thay đổi tone & mood của toàn bài, chẳng hạn bài tham khảo viết theo kiểu nghiêm túc thì bạn có thể viết chuyển tone sang hài hước, vui vẻ. Với tone này, bạn sẽ thay đổi ngôn ngữ mà bạn sử dụng, không phải chuyển đổi từng từ một.
* Thay đổi linh hoạt các dạng câu dựa trên bài viết mẫu: chuyển từ câu diễn dịch sang câu quy nạp, song hành. Hoặc chuyển từ câu khẳng định sang dạng câu nghi vấn!
Nếu lặp lại ít, Google và người đọc sẽ khó nhận ra nội dung chính bạn muốn truyền tải. Nếu keyword gặp lại quá nhiều thì người đọc sẽ chán và Google sẽ coi là bạn đang spam.
Do đó, có một gợi ý cho bạn như sau:
* Tần suất lặp lại từ khoá: khoảng 1 lần/100-150 từ
Từ khóa cần xuất hiện ở trong những vị trí sau:
* Thẻ meta của trang: thẻ title, meta keyword, meta description
* Tiêu đề bài viết (H1) và 1-2 thẻ phụ (H2,H3)
* Keyword cũng nên nằm ở đoạn đầu , 65-100 ký tự đầu tiên.
* Trong đường link điều hướng đến các nội dung hoặc website khác.
* Chỉnh sửa để bài viết "mượt" hơn: bạn xem lại kỹ nhưng nơi chèn keyword có “gượng gạo” quá không thì sửa lại nhé!
Hình ảnh bạn tải lên cũng phải có chứa keyword của bài. Chẳng hạn như với đề tài "nghiên cứu đối thủ cạnh tranh", hình ảnh bạn chèn vào cũng phải đặt tên, chẳng hạn như "nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh-01" để khi search, ảnh của bạn cũng "ăn" lên. 6. Đăng bài viết và tối ưu
Bạn nên copy nội dung trên Notepad của Window hoặc Note của Macbook để loại bỏ định dạng ban đầu.
Bạn cần đảm bảo các yếu tố sau khi đăng bài:
* Nhập nội dung bài viết, định dạng in đậm, in nghiêng, căn chỉnh lề vào những nơi cần thiết
* Định dạng heading cho phù hợp, nổi bật
* Nếu có chèn ảnh hoặc video, phải kiểm tra size, chất lượng, hoặc tên thật kỹ
* Nếu chèn link, lưu ý phải để mở "new window" - mở trên cửa sổ mới chứ nên mở trực tiếp trên bài viết. Nên có các backlink về các trang đáng tin cậy.
Vậy là từ nay, việc viết các bài SEO không còn quá khó khăn với bạn rồi đúng không? Cứ thế mà triển thôi nhé!